Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng trưởng kinh tế năm 2024 dựa vào “cỗ xe tứ mã”

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào "cỗ xe tứ mã" đó là: Đổi mới, đảm bảo tính đồng bộ về thể chế và môi trường pháp lý cho phát triển kinh tế; thúc đẩy tiêu dùng của thị trường trong nước với quy mô 100 triệu dân và hàng chục triệu khách du lịch quốc tế; thực hiện nhanh, hiệu quả vốn đầu tư công, tạo lan toả tới đầu tư ngoài nhà nước để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế; thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Dự báo, năm 2024 tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều yếu tố rủi ro bất định gây hệ luỵ đến tăng trưởng kinh tế; trong đó, kinh tế Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy tác động.

Một số tổ chức tài chính, thương mại quốc tế đánh giá chính sách tài khoá và tiền tệ của Việt Nam hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế, Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu công nghệ cao đứng thứ tư thế giới.

Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Năm 2024 tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào "cỗ xe tứ mã" đó là: đổi mới, đảm bảo tính đồng bộ về thể chế và môi trường pháp lý cho phát triển kinh tế; thúc đẩy tiêu dùng của thị trường trong nước với quy mô 100 triệu dân và hàng chục triệu khách du lịch quốc tế; thực hiện nhanh, hiệu quả vốn đầu tư công, tạo lan toả tới đầu tư ngoài nhà nước để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế; thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

dự báo 2024: Tận dụng 3 động lực cho tăng trưởng
Dự báo kinh tế năm 2024: Tận dụng 3 động lực cho tăng trưởng. (Ảnh:TTXVN)

Cùng với bốn động lực kéo "cỗ xe" kinh tế Việt Nam về phía trước, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; đầu tư khu vực ngoài nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài; tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của một số ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, công nghệ cao, năng lượng tái tạo là những động lực mới, trở thành trụ cột cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế nước ta trong thời gian tới.

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) do Ngân hàng Phát triển Châu Á công bố mới nhất, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam sẽ được duy trì ở mức 6%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo Việt Nam đứng thứ 20 thế giới với mức tăng trưởng năm 2024, đạt 5,8%...

Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được thông qua tại Kỳ họp 6, Quốc hội khóa XV đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5%, tốc độ tăng CPI bình quân từ 4 - 4,5%.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Nghị quyết số 103 của Quốc hội đã đề ra 12 nhóm giải pháp toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế; trong đó, nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên của Nghị quyết tập trung thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5%.

"Trước đây chúng ta thường đặt mục tiêu, nhiệm vụ là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trước, sau đó mới đến các giải pháp khác. Trong năm 2024, Quốc hội đã quyết nghị ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước nội dung ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đó cho thấy quyết tâm của cả hệ thống chính trị về việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phục hồi và bù đắp lại những hạn chế, giảm sút trước đây do tác động khách quan của đại dịch COVID-19 cũng như các tác động của kinh tế thế giới trong năm 2023", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết thêm, với nhiệm vụ xây dựng Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ để phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Dự thảo đầu tiên của Nghị quyết 01 để các thành viên Chính phủ cho ý kiến. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết để trình phiên họp Chính phủ với các địa phương vào đầu tháng 01/2024 nhằm tổng kết năm 2023 và triển khai mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Trong Dự thảo Nghị quyết 01/NQ-CP, chủ đề điều hành năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một nội dung quan trọng với Chính phủ là có phương châm phát triển bứt phá, tận dụng được các cơ hội thông qua các thành quả của hoạt động chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là hoạt động đối ngoại và 3 động lực cho tăng trưởng gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả 3 động lực về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt trong năm 2024. Theo đó, về xuất khẩu, từ những tháng cuối năm 2023 đang có đà phục hồi tháng sau tốt hơn tháng trước, dần dần lấy lại đà tăng trưởng. Đối với tiêu dùng cũng tiệm cận mức 2 con số. Đối với lĩnh vực đầu tư, cả 03 mặt: đầu tư nhà nước, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân, cơ hội đầu tư trong năm 2024 cũng khá tốt, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, do các kết quả của ngoại giao kinh tế năm 2023 đem lại, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, chip bán dẫn, ngành nghề khác phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trưởng Đại diện thường trú UNDP Ramla Khalidi cho rằng, để kinh tế Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024, Việt Nam cần linh hoạt các giải pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức đang gặp phải. Thực tế, quá trình đổi mới sáng tạo, chuyển dịch năng lượng… đang mang đến những cơ hội mới để Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường mới, gia tăng giá trị và hàm lượng hàng hoá, cũng như thúc đẩy xuất khẩu… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tăng cường thu hút đầu tư, tận dụng những công nghệ tiên tiến như công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… nhằm khai thác hiệu quả các cơ hội này để phát triển ở mức cao hơn, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời gian qua; các chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam và nhiều chuyến thăm cấp cao diễn ra sôi động, liên tục trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, góp phần tạo đà phát triển kinh tế của đất nước và tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Gần 57.100 người có công, thân nhân liệt sĩ ở Nam Định được tặng quà dịp 27/7
Gần 57.100 người có công, thân nhân liệt sĩ ở Nam Định được tặng quà dịp 27/7

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), lãnh đạo các cấp trong tỉnh Nam Định đã tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, động viên và trao tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

10 địa phương thu ngân sách lớn nhất 6 tháng đầu năm: Bài 2 - Hà Nội về Nhì
10 địa phương thu ngân sách lớn nhất 6 tháng đầu năm: Bài 2 - Hà Nội về Nhì

Bộ Tài chính cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, thu NSNN đạt 1.038 nghìn tỷ đồng, bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ 2023. Theo đó, lần lượt TOP 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu đó là: TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Hai cựu Phó chủ tịch huyện lĩnh án tù vì tham ô tài sản
Hai cựu Phó chủ tịch huyện lĩnh án tù vì tham ô tài sản

Sau 10 ngày xét xử sơ thẩm và nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên phạt 23 bị cáo trong vụ án “tham ô tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và mua bán trái phép hóa đơn”, xảy ra tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Cục QLTT tỉnh Sơn La khắc phục ảnh hưởng từ cơn bão số 2
Cục QLTT tỉnh Sơn La khắc phục ảnh hưởng từ cơn bão số 2

Do ảnh hưởng từ cơn bão số 2 trên địa bàn tỉnh Sơn La, nhiều phòng làm việc của Cục QLTT tỉnh Sơn La tại tầng 1 bị ngập trong nước gây hư hỏng một số tài sản, tài liệu.

CMC hướng tới năm 2028 trở thành doanh nghiệp số toàn cầu
CMC hướng tới năm 2028 trở thành doanh nghiệp số toàn cầu

Tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 với sự tham dự của đông đảo các cổ đông đại diện cho 78,23% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty. Toàn bộ các báo cáo và tờ trình đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ nhất trí cao.

Bắc Ninh tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu tại cộng đồng
Bắc Ninh tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu tại cộng đồng

Đây là một trong những nội dung nằm trong Văn bản số 2656/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu vừa được Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn ký, ban hành.